Giá heo hơi hôm nay 4/8: Giá heo hơi giao động nhẹ; Điểm danh 15 nhà sản xuất heo lớn nhất thế giới. (Nguồn: Ausfram) |
Giá heo hơi hôm nay 4/8
*Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc
Thị trường heo hơi miền Bắc cho thấy, giá thu mua tuần qua tăng giảm 1.000 đồng/kg tại vài nơi.
Cụ thể, sau khi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, heo hơi tại hai tỉnh Bắc Giang và Hưng Yên đồng loạt được ấn định chung mức 66.000 đồng/kg – cao nhất khu vực.
Trái lại, tỉnh Thái Bình hạ nhẹ 1.000 đồng/kg, đưa giá heo hơi về mức 65.000 đồng/kg.
Thương lái tại các tỉnh thành còn lại tiếp tục giao dịch heo hơi với giá ổn định trong tuần qua.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 64.000 – 66.000 đồng/kg.
*Giá heo hơi tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Khu vực miền Trung – Tây Nguyên chứng kiến giá heo hơi giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg trong tuần qua.
Theo đó, giá heo hơi tại Quảng Nam và Lâm Đồng cùng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, lần lượt hạ xuống mức 62.000 đồng/kg và 64.000 đồng/kg.
Với mức giảm 2.000 đồng/kg, tỉnh Bình Định ấn định giá heo hơi mức thấp nhất khu vực – với mức 61.000 đồng/kg.
Heo hơi tại các địa phương khác được thu mua với giá không đổi so với thời điểm hồi đầu tuần.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg.
*Giá heo hơi tại khu vực miền Nam
Ở khu vực phía Nam, giá thu mua tăng giảm không đồng nhất 1.000 – 2.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi giảm mạnh đến 2.000 đồng/kg, heo hơi tại Đồng Nai được ấn định ở mức 64.000 đồng/kg.
Cùng lúc, khu vực 4 tỉnh thành gồm TP HCM, Bình Dương, Vũng Tàu và Đồng Tháp cùng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, hạ xuống khoảng 63.000 – 64.000 đồng/kg.
Trái lại, thương lái tại An Giang giao dịch heo hơi tại mốc 65.000 đồng/kg, tăng nhẹ 1.000 đồng/kg trong tuần này.
Hiện giá thu mua tại miền Nam dao động trong khoảng 62.000 – 65.000 đồng/kg.
* Theo Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, hiện nay, trên địa bàn cả nước, bệnh dịch tả heo châu Phi đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng mạnh, trong đó có các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa. Mặc dù địa phương này chưa xảy ra bệnh dịch tả heo châu Phi, song chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh là chủ động các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và phát sinh.
Thanh Hóa đang kiểm soát tốt dịch bệnh tả heo châu Phi. Tuy nhiên, với tổng đàn heo trên 1,3 triệu con, chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều, virus tả heo châu Phi có đường lây truyền bệnh rất phức tạp, nguy cơ dịch bệnh tả heo châu Phi phát sinh tại tỉnh rất cao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống bệnh dịch; giám sát tổng đàn; tăng cường kiểm soát giết mổ, vận chuyển và kinh doanh heo.
Đồng thời, đôn đốc, hướng dẫn các hộ chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nông hộ, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, rà soát, thống kê số heo đã được tiêm vaccine để xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí mua vaccine và tổ chức tiêm phòng đồng bộ; kiểm soát chặt chẽ nguồn giống để ngăn ngừa lây lan dịch tả heo châu Phi từ bên ngoài vào chuồng trại.
* Trong số 15 nhà sản xuất heo lớn nhất trên thế giới có đến 6 nhà sản xuất là người Trung Quốc, Mỹ có 4, ở Đông Nam Á duy nhất Thái Lan lọt top.
Danh sách lần lượt từ trên xuống gồm: Muyuan Foodstuff Co, Ltd. (Trung Quốc): 3.130.000 con heo nái; Wens Group (Trung Quốc): 1.570.000 con; C.P Foods (Thái Lan): 1.115.000 con; New Hope (Trung Quốc): 820.000 con; Smithfield Food (Mỹ): 810.000 con; Twins Group (Trung Quốc): 550.000; JBS (Mỹ): 531.358 con;
Seara Food (Mỹ – Brazil): 531.358 con; Triumph Foods, LLCA (Mỹ): 409.565 heo nái; BRF SA (Brazil): 340.000 heo nái; Seaboard Foods (Mỹ): 336.000 con; Sichuan Dekon Group (Trung Quốc): 333.200 con; Techbank (Trung Quốc): 320.000 con; Vall Companys (Tây Ban Nha): 300.000 và Miratorg (Nga): 280.000 con heo nái.